Nghiên cứu - Trao đổi

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP SỢI DÂY GẮN KẾT NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI DOANH NGHIỆP

15-08-2015

 VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP SỢI DÂY GẮN KẾT NGƯỜI LAO ĐỘNG VỚI DOANH NGHIỆP

Con người - yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại trong mọi công việc. Trong doanh nghiệp cũng vậy, khi đã có chiến lược kinh doanh, mà không có người thực thi thì dù chiến lược đó có hoàn hảo, ý tưởng đó có hay đến đâu thì cũng khó trở thành hiện thực. Có được con người, nắm bắt được ý tưởng, cùng nhau thực hiện mục tiêu chung rồi thì vấn đề đặt ra là những con ngườiđó có gắn bó lâu dài với doanh nghiệp để cùng thực hiện mục tiêu hay không? Họ có chấp nhận và cùng tìm cách vượt qua khó khăn trở ngại để hoàn thành công việc với kết quả cao nhất không.

Hiện nay, có một số người, nhất là lớp trẻ bị ảnh hưởng lối sống thực dụng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt, đứng núi này nhìn núi nọ, sẵn sàng tìm cơ hội ở một nơi khác nếu nơi đó có thu nhập cao hơn. Vậy làm thế nào để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cùng gánh vác khó khăn để xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững.

Nhiều nhà quản lý doanh nghiệp đã dùng cơ chế tiền lương, tiền thưởng, cơ hội thăng tiến v.v…để thu hút và giữ người lao động, tạo lập sự gắn kết người lao động với doanh nghiệp và cũng không ít doanh nghiệp đã nghiên cứu xây dựng bản sắc văn hóa riêng của mình để giữ chân người lao động. Khơi dậy lòng tự hào về doanh nghiệp mà họ đã và đang làm việc, từ đó động viên họ hăng say cống hiến cho sự nghiệp chung của doanh nghiệp đó.

  Vậy văn hóa doanh nghiệp (VHDN) đã gắn bó giữa người lao động với doanh nghiệp như thế nào? tại làm sao VHDN lại là cầu nối cho sự gắn bó ấy và sự gắn bó ấy có mang lại hiệu quả như thế nào cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình?

 Có một nhà triết lý nói rằng: “mọi cái khác có thể bị mất đi, bị quên đi, nhưng văn hóa thì không”. Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được gây dựng lên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, nó trở thành các giá trị, các quan niệm, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, nó chi phối tình cảm hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp. VHDN đượcxây dựng không phải từ một chuyên đề nào, một thời điểm nào mà nó được tíchlũy, được bồi đắp từ thế hệ này sang thế hệ khác, ngay từ ngày đầu thành lập.

Mỗi một doanh nghiệp đều có văn hóa riêng của đơn vịmình, giá trị văn hóa đó được đánh giá cao hay thấp, được tôn vinh hay cười chêlà do doanh nghiệp đó có chú tâm đến hay không, có ngày ngày vun đắp, xây dựngvà tô đẹp nền văn hóa đó lên hay không. Xây dựng văn hóa bắt đầu từ cái đơn giản nhất, đó là các nội quy, quy chế, đó là những chuẩn mực sống và làm việc, từ cách ăn nói, sinh hoạt, cách đối xử với nhau, bắt đầu từ các phòng ban cho đến toàn bộ văn phòng, công xưởng và toàn bộ công ty.

Có được VHDN đẹp chúng ta có được môi trường làm việc tốt, có được môi trường làm việc tốt, công việc của người lao động mới thực sự có hiệu quả và càng có điều kiện chau chuốt cho VHDN lên tầm cao mới

Nhu cầu con người là tăng lên không ngừng, càng phát triển thì nhu cầu càng cao, càng tinh túy hơn. Con người không chỉ còn lo được đápứng nhu cầu về ăn, ở, mặc mà còn nhu cầu được an toàn, nhu cầu được giao lưu, được quý trọng và muốn thể hiện mình, do vậy nếu chỉ quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng, nếu chỉ quan tâm đến nhu cầu vật chất, chỉ lo giữ chân họ bằng đồng tiền, thì có thể họ sẽ dời bỏ để đi tìm cơ hội ở nơi khác, họ sẽ chẳng gắn bó, chẳng cùng chung tay xây dựng doanh nghiệp.

          Gắn bó giữa người lao động bằng những nét văn hoá đặc trưng của đơn vị mình, đó là xây dựng một phong cách sống vì tập thể, vì cộng đồng, tạo lên niềm tin, niềm vui, niềm sáng tạo, với phương châm tôn trọng con người, xây dựng một tập thể tôn trọng lẫn nhau. Sống vì mọi người, vui là niềm vui chung, nỗi buồn là nỗi buồn chia sẻ, người lao động sẽ nghĩ rằng mình đang được sống trong ngôi nhà của mình, được thấy sự yên tâm, tin tưởng, được thấy mình đang làm việc cho chính mình, được thấy sự đóng góp công sức của mình là niềm vui và hạnh phúc. Có được môi trường sống như vậy, không ai còn nghĩ đến việc rời xa, họ sẽ phải nói lên một điều rằng, đồng tiền không phải là tất cả, xung quanh ta còn nhiều cáitốt đẹp hơn, đáng quý hơn.

Ngày nay nền kinh tế phát triển, nhu cầu về ăn ở mặc không còn là vấn đề cấp thiết nữa, một số nhu cầu cần được yên tâm làm việc, thấy cần ở sự yên ổn. Một số nhu cầu được giao lưu, cần sự tôn trọng, tôn vinh, một số lại mong muốn được học hỏi, được thăng tiến được mong khẳng định chính mình thì VHDN lại càng cần đòi hỏi sự tinh túy đa dạng và đẳng cấp, không chỉ là sự gò bó quanh 4 bức tường, quanh cái bàn làm việc đủ 8 tiếng làm việc mà là cả một không gian rộng mở, không nhất thiết phải ngồi ở văn phòng mới giải quyết đượccông việc. Việc quản lý nhân sự như thế nào để người lao động đó chính đang là làm việc cho doanh nghiệp của mình, họ đang toàn tâm vì công việc chung, chúng ta không thể bắt họ, yêu cầu họ thực thi công việc khi trong đầu của họ không nghĩ đến cái chung, khi họ đang ở trạng thái tâm lý ức chế, nếu cứ bắt buộc thì chúng ta sẽ chỉ nhận được một kết quả khó tin cậy và thậm chí còn có kết quả tồi. Có được VHDN, mọi người sẽ luôn được biết, được hiểu thông tin về chiến lược của DN về sứ mệnh của đơn vị, họ biết họ đang là mấu chốt gì trong chuỗi mắt xích đó, họ phải tự hào về công việc mà họ đang làm, họ đang được giao có như thế người lao động sẽ phát huy tính chủ động sáng tạo, sẵn sàng làm việc vì ngôi nhà chung, cuộc đi chơi đó cũng là công việc chung, đi đâu, ngồi ở đâu trong họ cũng hướng về cái chung, họ sẽ là người xây dựng và bảo vệ uy tín, thương hiệu cho chính đơn vị mình và lại chính là người tạo lên văn hóa doanh nghiệp, làm cho nó ngày càng trở lên sinh động hơn.

Văn hóa doanh nghiệp có tầm quan trọng là như thế, do vậy việc xây dựng VHDN là việc cần được chú ý và nâng cao, phải có tính truyền thống, tính kế thừa biết khơi dậy tính sáng tạo và tạo niềm vui phải biết tôn trọng con người, có được như thế doanh nghiệp chắc chắn sẽ phát triển bền vững và lâu dài, sẽ luôn là mảnh đất người ta thường nói “Đất lành chim đậu”.

Thạc sỹ  Phạm Đăng Phú

Giám đốc XN Thương mại và Xây dựng Hà Nội