Nghiên cứu - Trao đổi

HÃY ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ TRẢ LƯƠNG CHO CHÍNH MÌNH

15-08-2015

 HÃY ĐỂ NGƯỜI LAO ĐỘNG TỰ TRẢ LƯƠNG CHO CHÍNH MÌNH

Vấn đề khoán quản chi phí nói chung và khoán quỹ lương, phân bổ thu nhập đối với người lao động nói riêng được Lãnh đạo V-Itasco đặc biệt quan tâm trong chỉ đạo điều hành. Ở Xí nghiệp Thương mại và dịch vụ Hà Nội, khi nhận được văn bản hướng dẫn thực hiện khoán quỹ lương tới người lao động, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã có rất nhiều trăn trở đó là “Phải làm gì để khuyến khích người lao động có năng lực, có trình độ chuyên môn, có sự cống hiến trí tuệ cho Xí nghiệp thì họ phải là người được hưởng những thành quả lao động do sáng tạo, sự nỗ lực của chính họ. Còn nữa, phải cho người lao động thấy rằng: sự cào bằng là không có; mỗi cá nhân, mỗi nhóm có đóng góp công việc khác nhau đương nhiên thành quả được hưởng của mỗi cá nhân, mỗi nhóm là khác nhau”.

        Xuất phát từ quan điểm đó, Ban lãnh đạo Xí nghiệp đã phối hợp cùng BCH Công đoàn Xí nghiệp thống nhất triển khai “Phải sáng tạo trong khâu khoán lương nhưng không phá vỡ định hướng chỉ đạo và quy định của Vinacomin, cũng như của V-Itasco. Người lao động là chủ thể trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là người tự trả lương cho chính mình”.Đây là khâu đột phá, cũng là khâu then chốt trong triển khai thực hiện. Khi người lao động là chủ thể, thì mặc nhiên sự ghen tỵ, hiềm khích trong giao tiếp, trong công việc tại Xí nghiệp giữa người lao động với nhau sẽ được xóa bỏ,tạo nét văn hóa trong chính môi trường doanh nghiệp.

           Tại Xí nghiệp Thương mại và dịch vụ Hà Nội định biên laođộng được chia làm 02 khối:

           + Khối quản lý gián tiếp: (Ban lãnh đạo, P.HCTH và Tài chính kế toán)

           + Khối kinh doanh trực tiếp: (Các phòng Kinh doanh)được phân công và biên chế dựa trên năng lực sở trường của CBCNV trong từng phòng có tận dụng các yếu tố lợi thế và đặc thù của mỗi phòng kinh doanh.

          Khi nhận được Kế hoạch Công ty giao cho Xí nghiệp hàng năm với các chỉ tiêu cơ bản như: GTSX, GTSXTL, đơn giá tiền lương,... Xí nghiệp phân bổ các chỉ tiêu tương ứng cho các phòng kinh doanh. Hàng tháng phòng Hành chính tổng hợp, Tài chính kế toán cùng với các phòng Kinh doanh tổ chức nghiệm thu việc thực hiện kế hoạch, xác định GTSXTL là cơ sở để xác định quỹ lương, đơn giá tiền lương của từng phòng Kinh doanh, đồng thời từ đó xác định được tiền lương của bộ phận quản lý gián tiếp. Để mọi người nắm bắt được rõ hơn, xin lấy ví dụ sau:

Ví dụ: năm 2011

1. Định biên lao độnghợp lý (Toàn Xí nghiệp 100% lao động)

Chia ra:            + Khối quản lý & Gián tiếp:(25%) toàn Xí nghiệp

Baogồm:          *  Ban quản lý điều hành (Giámđốc, P.Giám đốc, Kế toán trưởng)

* Các phòng nghiệp vụ (Hành chính tổng hợp, Tài chính kế toán)

+Khối kinh doanh: 75% toàn Xí nghiệp

Bao gồm các phòng kinh doanh trực tiếp (viết tắt khối KDTT)

Trong đó:         * Nghiệp vụ triển khai hồ sơ thầu, bảo lãnh bảo hành, nhập khẩu, tiếp nhận bán hàng, giao hàng…: chiếm 15% của khối KDTT.

*Kinh doanh trực tiếp:chiếm 85% của khối KDTT.

2. Xác định tiền lươngcủa Phòng

Đơn giá tiền lương theo KH Công ty giao Xí nghiệp năm 2011: 360đ/1000/GTSXTL

Trongđó:         + 20% đơn giá trích lại (tức 72đ/1000/GTSXTL): dùng để nộp phí về Tập đoàn, quỹ tập trung Công ty, quỹ khen thưởng trong lương, dự phòng…(theo quy định số: 1022/QĐ-TMHN ngày 30/11/2010 của Giám đốc Xí nghiệp).

+ 80% đơn giá (tức 288đ/1000/GTSXTL): phân phối tiền lương toàn Xí nghiệp.

3. Sử dụng đơn giá tiền lương và phân phối thu nhập trong tháng của Xí nghiệp như sau:

Tổng số được sử dụng: 288đ/1000/GTSXTL

Chia ra:            + 25% (72đ/1000/GTSXTL) cho Khối quản lý & Gián tiếp

* 65% Chi lương tháng (bao gồm lương cơ bản + lương kinh doanh)

* 35% để lại

+ 75% (216đ/1000/GTSXTL) cho Khối kinh doanh trực tiếp

* 65% Chi lương tháng (bao gồm lương cơ bản + lương kinh doanh)

* 35% để lại

Số tiền lương tháng để lại chưa sử dụng của tháng 35% của cả 2 khối dùng vào mục đích chi lương bổ sung, thưởng trong lương (theo bậc lương như chi lương tháng hoặc trích một phần theo đồng mức) vào các dịp: lễ, tết, tháng 13 (gọi tắt là tiền thưởng) của năm hoặc quý, hoặc tháng (tuỳ theo từng giai đoạn trên cở sở quỹ lương để lại của khối nào, Phòng nào được phân phối lại, trên nguyên tắc “cứ N đồng tiềncông(lương) có trên 1 đồng tiền thưởng” và do Hội đồng lương điều tiết hợp lý chung toàn Xí nghiệp).

Áp dụng quy chế trả lương của Công ty có vận dụng điều chỉnh chi tiết hệ số K theo sản phẩm công việc. Hệ số K (là hệ số công việc, sản phẩm để tính lương kinh doanh) theo kết quả kinh doanh đối với từng cá nhân trong phòng do trưởng phòng đánh giá làm cơ sở tính lương.

Hệ số K

Mức độ hoàn thành công việc

Đối với nghiệp vụ

Đối với kinh doanh

1,2

Hoàn thành xuất sắc

Đạt 120% KH trở lên

1,1

Hoàn thành tốt

Đạt 100% ¸ dưới 120% KH

1,0

Hoàn thành

Đạt 100% KH

0,9

Chưa đạt yêu cầu

(tùy theo mức độ)

Đạt 90% ¸ dưới 100% KH

0,8

Đạt 80% ¸ dưới 90% KH

0,7

Đạt 70% ¸ dưới 80% KH

0,6

Đạt 60% ¸ dưới 70% KH

0,5

Đạt 50% ¸ dưới 60% KH

0,4

Đạt 40% ¸ dưới 50% KH

0,3

Đạt dưới 40% KH

0

không đáp ứng được công việc

hoặc vi phạm kỷ luật

Không có doanh thu

Xác định tiền lương của Nhóm kinh doanh trong tháng:(nhóm kinh doanh là do các phòng Kinh doanh phân chia và giao kế hoạch đăng ký với phòng HCTH)

* Trên cơ sở đơn giátiền lương Xí nghiệp giao theo từng Phòng: Xđ/1000/GTSXTL(100%)(gọi tắt là *)

* Phân phối trong kỳ 65% của (*): (gọi tắt là **)

+ Lương cơ bản và lương kinh doanh của cảPhòng: 80% của (**)

(Saukhi trả lương cơ bản còn lại chia theo Hệ số K chung của cả Phòng)

+ Còn lại 20% của (**) là tiền lương sảnphẩm của Nhóm (gọi tắt là ***)

+ 85% của (***) chia theoHệ số K của nhóm Kinh doanh trực tiếp

                        + 15% của (***)  phân phối nhóm Nghiệp vụ của Phòng

Cách tính theo công thức sau: Lspcn = (S Lspn/S hs) x Hscn

Trong đó:         Lspcn   : Lương sản phẩm của cá nhân

S Lspn : Tổng lương Sản phẩm của nhóm

S hs     :Tổng hệ số kinh doanh của nhóm

Hscn    : Hệ số cá nhân

Qua phương pháp phân phối kết quả sản xuất kinh doanh và chia lương như trên đã phần nào giải quyết được sự bất hợp lý như trước đây là “cứ có mặt tại Xí nghiệp cuối tháng được lĩnh lương”. Cách trả lương mới đã thay đổi tinh thần làm việc của CBCNV theo hướng tích cực và có trách nhiệm. Các số liệu về đồng tiền lương mà người lao động được hưởng là minh bạch công khai, chính mỗi người có thể xác định một cách rõ ràng mình đã được hưởng bao nhiêu lương qua sự đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Với cách tính và trả lương này, mô tả rất rõ hoạt động và thu nhập của từng phòng. Các phòng kinh doanh có thu nhập khác nhau, cá nhân trong cùng một nhóm, trong cùng một phòng với các kết quả sản xuất kinh doanh khác nhau sẽ có các thu nhập cao thấp tương ứng.Còn nữa, ngay cả khi thu nhập bình quân chung của Xí nghiệp thấp, nhưng thu nhập của cá nhân xuất sắc vẫn có thể đạt cao hơn lương của trưởng phòng, phó phòng và đương nhiên lương của trưởng phòng, phó phòng lúc này có thể cao hơn cả lương của Phó giám đốc, Giám đốc Xí nghiệp.

            Nhìn lại quý I/2011, sự thành công trong khoán lương và thu nhập của Xí nghiệp bước đầu đã cho những tín hiệu khả quan và đáng khích lệ: Phân phối thu nhập giữa các phòng, giữa các cá nhân đã phản ánh đúng kết quả của từng bộ phận. Người lao động đang hưởng thành quả do mình làm ra theo nguyên tắc “Công bằng cho tất cả mọi người, ai làm việc gì hưởng theo việc đó - thu nhập sẽ do chính năng suất và chất lượng công việc thực hiện mang lại”, xóa bỏ tư tưởng bộ máy quản lý gián tiếp là gánh nặng đối với khối kinh doanh trực tiếp.

Gỡ được bài toán khó trước mắt, Ban lãnh đạo và Công đoàn Xí nghiệp nhận thấy hướng đi của mình trong việc quản trị đơn vị cũng như quản lý CBCNV là một hướng đi đúng, bầu không khí thi đua giữa các bộ phận, các cá nhân lan tỏa một cách sôi nổi, tự giác. Người lao động tại từng phòng đang tự giám sát chi phí,GTSXTL so với định mức của Xí nghiệp đề ra với mục tiêu cuối cùng đólà tăng thu nhập cho chính CBCNV. Họ đang làm lợi cho bản thân và đóng góp chothành công chung của Xí nghiệp trong phát triển sản xuất kinh doanh.

Công tác quản lý tại Xí nghiệp đã có sự thay đổi về chất. Ban lãnh đạo là người tổc hức, các trưởng, phó phòng, CBCNV tại các phòng tham gia trực tiếp vào hoạt động và quản lý SXKD, chi phí. Người lao động thực sự làm chủ và là người quản lý để kết quả SXKD đạt cao nhất, quản lý tốt để tăng thu nhập hàng tháng cho chính mình./.

 

Phạm Văn Lượng
Kế toán trưởng Xí nghiệp Thương mại và dịch vụ Hà Nội